Cúng ông Công ông táo

Đăng bởi Gia Lộc vào lúc 29/08/2021

 

         Cúng ông Công ông Táo là một tục lệ lâu đời của người Việt Nam. Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người người nhà nhà lại chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất cùng các loại vàng mã, giấy tiền và đặc biệt là cá chép vàng để tiễn ông Công ông Táo về trời. Theo sự tích dân gian Việt Nam, hằng năm, vào ngày 23 tháng Chạp.

Táo Quân sẽ cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa, Táo Quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa của các gia đình. Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt cổ chuyển hóa thành sự tích Táo Quân bao gồm 3 vị là thần Đất, thần Nhà, thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.

        Từ xưa, dân ta thường quan niệm một năm mở đầu bằng Tết Nguyên Đán và kết thúc bằng Tết ông Táo vào 23 tháng Chạp. Vì vậy, để được Táo Quân phù trợ, vào ngày này, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu trời rất long trọng. Đến đêm 30 tháng Chạp, ông Táo trở về cùng gia đình bước vào năm mới. Như vậy, hệ thống lễ Tết làm thành một chu trình khép kín, âm dương chuyển hóa cho nhau. Người xưa cũng cho rằng, sau khi nghe Táo Quân bẩm báo, Ngọc Hoàng sẽ căn cứ vào đó để định đoạt, có thể khen thưởng hoặc quở phạt gia chủ. Vì thế, vào ngày 23 tháng Chạp, trước khi Táo quân lên thiên đình, người ta thực hiện nghi lễ cúng ông Táo để các ông “nói tốt“ cho nhà mình, giúp năm tiếp theo được ban cho tài lộc, bình an. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, sự hiện diện của các vị Táo Quân trong mỗi căn nhà còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong gia đình.

Nghi lễ cúng ông Công, ông Táo không cần chuẩn bị quá rườm rà nhưng mỗi vùng miền cũng sẽ có những nghi thức khác và lễ vật khác nhau. Thông thường, theo tục lệ cúng ông Táo, bên cạnh nhang đèn, giấy tiền, hoa tươi, mâm ngũ quả, mâm lễ mặn thì không thể thiếu những bộ mũ áo cho ông Công, ông Táo và đặc biệt là tục thả cá chép để ông táo bay về trời. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công, ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.

icon icon icon
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav